• Trang chủ
  • Blog

    Blog

    Quay lại
    • Tin tức ngành thiết kế
    • Kiến thức
    • Chia sẻ
    • Sản phẩm học viên
  • Khóa học

    Khóa học

    Quay lại
    • HỌC THỬ TRỰC TUYẾN
    • KHÓA HỌC OFFLINE
    • KHÓA HỌC ONLINE
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Học thiết kế 3D chuyên nghiệp

banner topđasad
  • 0
  • Trang chủ
  • Blog
    • Tin tức ngành thiết kế
    • Kiến thức
    • Chia sẻ
    • Sản phẩm học viên
  • Khóa học
    • HỌC THỬ TRỰC TUYẾN
    • KHÓA HỌC OFFLINE
    • KHÓA HỌC ONLINE
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
    • ĐĂNG KÝ
    • hay Đăng nhập
    • 0
  1. Trang chủ
  2. Blog - Tin tức ngành thiết kế
  3. Ứng dụng của Zbrush trong hoạt hình 3D

Ứng dụng của Zbrush trong hoạt hình 3D

  • 29/10/2016

  • 0 Bình luận

Vào năm 1995, Disney ra mắt bộ phim Toy Story, một trong những bộ phim hoạt hình 3D bom tấn đầu tiên trên thế giới. Nếu trước đây, phim hoạt hình giới hạn bởi cách vẽ tay truyền thống thì Pixar đã mang đến thế giới phong cách hoạt hình hoàn toàn mới được dựng hầu hêt bằng công nghệ máy tính.

I. Sự khác biệt giữa hoạt hình 2D và 3D:
Điểm khác biệt đầu tiên các bạn có thể hình dung được ngay đó là chiều sâu của nhân vật trong khung hình. Ở hoạt hình 2D, tổng thể bộ phim trông như một bức tranh với nhân vật chuyển động bên trong, khác với hoạt hình 3D, các nhà làm phim mang tới cả một mô hình thu nhỏ của thế giới tưởng tượng với không gian 3 chiều cùng các công nghệ về lông thú, tóc, bề mặt, chất liệu của người và vật.


Nhân vật sau khi được “3D hóa” trở nên sống động, có hồn hơn, ví dụ thể hiện rõ nhất chính là Đôi Mắt. Khả năng biểu cảm tính chất của nhân vật trông thật hơn với các cơ quanh mắt, độ cong của cầu mắt. Trong hình minh họa bên dưới bạn sẽ cảm nhận được nhân vật bên phải dường như có cả một cuộc sống thực sự với cá tính riêng của mình.


Chất liệu là một trong những đặc điểm thể hiện rõ nhất sự tuyệt vời của hoạt hình 3D. Các họa sĩ thiết kế nghiên cứu rất kỹ những vật thực trong cuộc sống và thể hiện chúng trên máy tính. Sự phối hợp giữa bề mặt vật và màu sắc, ánh sáng trong không gian ảo khiến ta cảm nhận được chất liệu của vật. Khán giả nhìn vào một sản phẩm 3D hoàn thiện, họ có thể cảm nhận được độ dẻo dai, dày mỏng…những tính chất thường được cảm nhận bởi xúc giác, khiến cảm xúc của khán giả với nhân vật, đồ vật xuất hiện trong phim cao hơn rất nhiều.

 

Tiếp đến, về không gian. Ở phim 2D, khán giả cảm nhận được không gian nhờ góc vẽ của họa sĩ thì ở phim 3D, không gian còn được thể hiện qua ánh sáng nhân tạo, độ xa gần rõ nét hơn và góc quay nối liền nhau khiến người xem thấy mình như đang tận mắt thấy cảnh vật ấy qua một máy quay. Một số phong cách 2D thể hiện được gần với không gian thực, nhưng khi xem, bạn vẫn chỉ cảm thấy một bức tranh đẹp chứ không phải một góc quay đẹp.

 

Môi trường phim 2DMôi trường phim 3D


II. Vai trò của Zbrush trong hoạt hình 3D:
Zbrush với tính năng điêu khắc ảo là một trong những phần mềm hỗ trợ đắc lực của các nhà làm phim hoạt hình 3D. Sau các bản sketch 2D, các họa sĩ thể hiện những đặc tính của nhân vật lên máy tính thông qua Zbrush. Hỗ trợ bộ cọ điêu khắc phong phú, Zbrush cho phép tạo hình nhân vật từ các bước cơ bản đến chi tiết. Khi làm việc với Zbrush, thực tế chẳng khác gì bạn đang “nghịch ngợm” với những khối đất sét và thổi hồn vào cho chúng.

 


Nhân vật được nhân hóa bởi:
- Hình dáng: Với hơn 30 cọ tích hợp sẵn và khả năng cho phép người dùng tự tạo thêm cọ không giới hạn, điều đó cho thấy việc điêu khắc trong Zbrush không chỉ mạnh mẽ mà còn cực kỳ dễ dàng. Những cọ mô phỏng tự nhiên khiến cho họa sĩ có cảm giác như đang thực sự tạo ra một vật sống theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
- Bề mặt da, sừng, móng vuốt…: Các họa sĩ thường sử dụng các alpha khác nhau để hỗ trợ họ tạo nên bề mặt chất liệu theo ý thích hoặc tả lại chất liệu thực bên ngoài. Kết hợp với các chất liệu có sẵn trong Zbrush, việc tạo một nhân vật như thật không còn quá khó khăn nữa.


- Ảnh hưởng của môi trường: Để làm nhân vật, vật dụng, không gian… thật hơn, khả năng đi sâu vào chi tiết nhờ mật độ lưới cao khiến cho các họa sĩ có thể tự do mô phỏng lại các vết đứt gãy, trầy xước, va chạm của vật với môi trường xung quanh. Ứng dụng của Spotlight trong Zbrush còn giúp họa sĩ mang được cả màu sắc tả thực bên ngoài vào bộ phim của mình.

III. Quy trình tạo nhân vật hoạt hình 3D với Zbrush:
Trước hết, bạn phải xác định mình sẽ vẽ cái gì đã. Điều này được xác định dựa trên vai trò của bạn trong nhóm thiết kế của mình. Trong một nhóm, các thành viên sẽ có những vai trò tạo hình khác nhau. Sau khi đã biết mình sẽ vẽ gì thì bạn cần phải hiểu rõ đặc tính của nhân vật thông qua mô tả, bản concept được giao hoặc bất kỳ thông tin gì liên quan tới nhân vật bạn sẽ làm việc. Hãy lưu trữ các thông tin đó như thư viện tham khảo của mình trong dự án.


Sau khi đã tìm hiểu và có cho mình thư viện tham khảo, hãy bắt đầu tạo hình nhân vật cơ bản dựa trên concept nếu có. Các họa sĩ thường sử dụng Zsphere để tạo hình dáng ban đầu cho nhân vật (quái vật, con người, động vật…) hoặc dùng các khối cơ bản khi dựng môi trường (nhà cửa, tòa tháp, cây cối,…).

Dựa trên tạo hình cơ bản, các bạn chia nhân vật mình thành các phần để dễ làm việc. Mẹo khi làm việc bạn hãy để mật độ lưới thấp nhất có thể và tăng dần khi vào chi tiết để tránh việc khó quản lý khiến bề mặt nhân vật không được đẹp (đặc biệt trong phong cách phim hoạt hình).

Đây là lúc bạn cảm nhận được khả năng siêu việt của Zbrush khi dần thấy nhân vật của mình hiện lên trên màn hình, thời gian này tùy vào khả năng và tốc độ làm việc của các bạn, thường kéo dài với các nhân vật chứa chi tiết phức tạp.

Cuối cùng, bạn dùng kỹ thuật retopology để tạo hệ thống lưới hợp lý cho nhân vật để sử dụng trong khâu diễn hoạt.


Kết thúc quá trình tạo hình, bạn bắt đầu làm việc với màu sắc, chất liệu để nhân vật của chúng ta có hồn hơn.


Tùy theo yêu cầu của sản phẩm, phong cách thể hiện sẽ khác nhau. Do phim hoạt hình thường có đối tượng là trẻ em nên màu sắc được ứng dụng thường sẽ tươi sáng, vui vẻ. Ngoài ra, màu sắc còn phụ thuộc vào nội dung của bộ phim, bối cảnh của câu chuyện. Một bộ phim về một khu rừng nhiệt đới sẽ mang màu sắc khác với miền tây khô cằn.

Ở mỗi nhân vật, màu sắc còn thể hiện sắc thái, một phần tính cách đặc trưng của nhân vật đó. Khán giả có thể cảm nhận được ngay thần thái của nhân vật đó để đồng cảm với suy nghĩ và hành động của nhân vật hơn. Ngoài ra, một số nhà làm phim còn tận dụng điều này để tạo nên những bước ngoặc (plot twist) cho phim.

Ai ngờ được cô nàng cừu này lại là kẻ chủ mưu được nhỉ ? (Zootopia - 2016)

Sau khi nhân vật hoàn chỉnh, chúng sẽ được lắp khung điều khiển (rigging) và các nghệ sĩ diễn hoạt sẽ thổi hồn vào cho chúng.  Nhân vật được chuyển vào trong môi trường theo từng khung hình và xuất ra thành phim. Sản phẩm đưa đến khán giả chính là kết quả cuối cùng, là các nhân vật được hàng trăm nghìn người yêu thích bởi những tính chất mà những người họa sĩ tạo ra cho chúng.


Tác giả: CG Academy

  • Viết bình luận
Danh mục blog
  • Chia sẻ
  • Kiến thức
  • Tin tức ngành thiết kế
  • Sản phẩm học viên

Giới thiệu

Chúng tôi là đội ngũ Leader, Supervisor, Art Director… giàu kinh nghiệm đã thực hiện các dự án lớn trong ngành giải trí phim hoạt hình và game trên toàn cầu. Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui trong lĩnh vực nghề nghiệp đồ họa vi tính mới mẻ và đầy thú vị.

Thông tin

369/2 Nguyễn Thái Bình, Phường 12 , Tân Bình, Hồ Chí Minh

094 953 9355 - 090 902 0419

cg.academy.vn@gmail.com

Kết nối với chúng tôi

Copyright © 2021 Học thiết kế 3D chuyên nghiệp. Powered by Haravan.

Bạn có sản phẩm trong giỏ hàng

Tên sản phẩm Số lượng Giá tiền
Tổng cộng :
Tiếp tục mua hàng

Tên sản phẩm

    hoặc Xem chi tiết
     
    Chat với chúng tôi